Tiếng Việt có một cụm
từ
rất
hay: xét đoán. Tôi thích dùng hai chữ
này theo lối
hài hước,
đó là xét một vấn đề cho thật kỹ, rồi cuối
cùng, cũng chỉ đoán mà thôi. Nếu kết luận
chỉ
là đoán, thì thường không chính xác. Biết không chính
xác mà vẫn
kết
luận
là nguy hiểm,
nhưng nhiều người
vẫn
thích dùng. Vì nghề này không cần bằng cấp,
không cần
giấy
phép, nên người ta có thể
hành nghề
khắp
nơi.
Trong khi cụm từ “xét nghiệm,”
cần
công thức
hóa học,
và phải
có bằng
cấp,
nên chỉ
có thể
được
thực
hành ở
những
nơi
được
phép, và thực hành cẩn thận lắm
!
Tiếng Việt còn có cụm từ “xét nét,” ám chỉ
về
người
quá khó tính, người hay “vạch lá tìm sâu” nơi
người
khác. Người có tính
xét nét thì cũng có khuynh hướng xét đoán một
cách chủ
quan. Vì không dựa vào công thức như làm xét nghiệm, nên dễ kết luận sai lầm. Bài
toán xét rồi
cũng chỉ đoán này cần
cẩn
thận,
kẻo
sai !
Chợ Và Đền
Thờ
Phúc Âm có câu chuyện tương tự.
Người
thu thuế
và người
biệt
phái cả
hai cùng lên đền thờ. Người biệt
phái kể
công, người
thu thuế
sám hối.
Người
biệt
phái chỉ
trích, người
thu thuế thinh lặng. Người thu thuế
xét mình dùm cho người khác, còn người thu thuế
xét mình cho riêng ông. Vì lo xét cho người khác nên ông quên xét lòng
ông. Điều
buồn,
là cuối
cùng người
biệt
phái đoán sai.
Ông đoán người thu thuế
là người
khó được
Chúa chấp
nhận,
vì có tội
lỗi
công khai, và dân chúng loại trừ. Thế
nhưng,
phúc âm kể
thật
hay. Trong chính giây phút mà người
biệt
phái chỉ
trích người
thu thuế,
thì ở
cuối
đền
thờ,
và ngay trong tâm hồn của người thu thuế
đang diễn
ra một
mùa sám hối
trọn
vẹn,
và ơn
Chúa đang tuôn đổ trên ông. Không chờ đến ngày mai,
không chờ
cho ánh mặt
trời
lên, và chưa
cần
làm việc
đền
tội,
Ơn
thánh đến
ngay lúc đó.
Ơn hoán cải của một
con người
diễn
ra như
một huyền nhiệm và không ai, dù là giới
lãnh đạo
tôn giáo, cũng không thể nắm bắt được
điều
gì đang diễn
ra trong lòng của một con người. Do đó tôi cần cẩn thận khi đánh giá một con
người qua hình thức và ngay cả qua những hành vi bên ngoài của họ.
Một chi tiết thật hay khác của
câu chuỵện
đó là sự
có mặt
của
người
thu thuế
nơi
đền
thờ.
Lẽ
ra người
biệt
phái phải
thắc
mắc
tại
sao người
thu thuế
lại
có mặt
ở
đây? Thông thường, mấy người thu thuế
đâu có vào đền thờ cầu nguyện.
Họ
lo bận
rộn
đi thu tiền
ngoài chợ.
Vì đa số
người
dân không có học, thiếu tính toán, nên mấy
người
thu thuế
hay thêm bớt
con số
để
kiếm
tiền
thêm bỏ
túi, chứ
lên đền
thờ
đâu có chút lợi nhuận nào.
Hôm nay người
thu thuế
có can đảm
bước
chân đến
đền
thờ,
có nghĩa là lòng sám hối của anh đã trải
dài từ
những
ngày tháng trong cuộc sống rồi. Những
đêm dài thao thức của lòng sám hối nơi anh không có phát thanh trên đài, nên
không ai nhận ra, và người biệt
phái không nghe được tin vui này. Không biết được tin vui sâu thẳm của lòng sám
hối, nên ông vẫn nghĩ rằng chỉ có thái độ công chính mới làm cho đời vui.
Ông sai hai bài toán về cuộc sống: 1) xét sai về tâm hồn người
khác; 2) sống niềm vui giả tạo trong thái độ công chính. Cả hai bài toán, hôm
nay tôi cần tránh.
NTN
No comments:
Post a Comment